Lời xin lỗi
Ánh sáng của ngày mới
len lói vào những tán cây xanh rì, hong khô đi những giọt sương vẫn còn đọng lại
từ đêm qua. Thu chạy thục mạng vào cổng trường, nó lại đi học trễ. Nhưng hôm
nay, lại đặc biệt hơn giáo viên chủ nhiện của nó đang ốm nặng và thầy Huy một
người thầy nổi tiếng nghiêm nghị, sẽ tạm làm giáo viên chủ nhiệm của lớp nó. Vừa
vào lớp, nó thấy thầy và các bạn đang chuyên tâm vào bài học của mình.
Vừa hổn hển vừa nói:
“Thưa thầy em vào lớp.”
Từ trên bục giảng thầy
châu mày nhìn về phía nó:
“Em đã đi học trễ, ấn tượng
đầu tiên của em thật tốt”.
Nó ngẩn cao đầu nhìn
người thầy trước mặt và giọng rụt rè:
“Em xin lỗi”.
Thầy vừa quay lên bảng
vừa nói vọng ra:
“Lần đầu tiên thầy tha
nhưng đây cũng là lần cuối, em vào lớp đi”.
Mấy bạn trong lớp nhìn
nó rầm rì, còn nó cảm thấy xấu hổ vô cùng và còn pha thêm một chút bực bội. Lần
thứ nhất rồi lại lần thứ hai nó đi học trễ kể từ ngày thầy nhận lớp. Như một
thói quen thầy đưa tay đẩy đôi gọng kính nhìn nó nghiêm khắc:
“Em lại đi học trễ, điều
này ảnh hưởng đến các bạn trong lớp. Nếu cứ như vậy hạnh kiểm của em sẽ bị tuột
hạng”.
Lời đe dọa của thầy như
một tản đá ném thẳng vào lòng của nó. Trong phút nóng giận nó đã lớn tiếng lại
với thầy:
“Xin lỗi thầy vì em đã
đi học trễ nhưng thầy vẫn không có quyền đánh giá về hạnh kiểm của em vì thầy
chỉ là một chủ nhiệm tạm thời của em mà thôi”.
Gương mặt của thầy tối
sầm lại, đôi mắt hiện lên một cảm xúc khó tả, thầy lại cất giọng nói nghiêm nghị
nhưng giờ lại pha chút gì đó khác lạ:
“Em có thể vào lớp”.
Trong suốt buổi học nó
không tài nào tập trung được, nó chỉ suy nghỉ vè việc làm của mình và giờ đây
trong nó chỉ tồn tại sự hối lỗi. Nó rất muốn nói lời xin lỗi với thầy nhưng
lòng kiêu ngạo của bản thân đã khiến nó không còn cam đản để nhận lỗi. Thời
gian sau thầy Huy không còn chủ nhiệm lớp nó nửa, đã nhiều lần nó muốn đến gặp
thầy nhưng lại không giám. Thời gian cứ thế trôi qua, chẳng mấy chốc nó rời xa
mái trường.
Rồi một ngày đẹp trời của
bốn năm sau, nó nhận được cuộc gọi của một người bạn học cũ. Tin dữ bất ngờ làm
mọi thứ xung quanh đỗ vỡ. Một căn bệnh quái ác đã cướp đi người thầy năm xưa của
nó. Thầy ra đi trong nụ cười hạnh phúc, nụ cười của một nhà giáo đã dùng suốt nửa
cuộc đời tận tụy với nghề. Trong đám tan của thầy giọt nước mắt muộn màng của
nó đã rơi trong sự nuối tiết. Lớp trưởng cũ của nó đã đưa nó bức thư, bức thư
mà thầy đã nhờ cậu ấy gởi cho nó trước khi mất. Nó ngở ngàng nhận lấy lá thư và
đọc những dòng chữ làm khóe mắt nó trực trào những giọt nước mặn chát:
“…thầy cảm thấy bất lực
khi không làm tốt vai trò của mình, những điều tốt đẹp từ chữ nghỉa văn chương
thầy truyền thụ cho học sinh đã không có tác dụng khi em không nhận thức được
việc sai của mình. Nhưng đối với thầy em vẫn là đứa học trò nhỏ bé còn nhiều dại
khờ. Thầy hi vọng ở em, rồi một ngày nào đó em sẽ thành công. Cuộc sống có nhiều
vất vả và bon chăng không phải lúc nào
cũng là một vòm trời nhỏ bé và bình yên như gia đình và lớp học . Tương lai còn
ở phía trước nhưng còn lắm chông gai ,
điều quan trọng là em phải mạnh mẽ vượt qua. Và ngày mai khi em đã lớn khôn và
đứng vững trên đôi chân của mình em sẽ hiểu được những điều thầy nói …”.Nỗi hối
hận lớn dần thành tiếng nất ngẹn trong cổ họng . Nó khó khăn nặn ra từng lời một
trước di ảnh của thầy Huy.
“Em xin lỗi”
Một câu nói tuy ngắn gọn
đơn giản nhưng suốt bốn năm qua nó đã không đủ cam đảm nói ra để giờ đây khi đã
quá muộn màng nó mới có thể hối lỗi trước thầy…
( HS: Mỹ Duyên )
Hoài Niệm Người
Thầy
Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới đó
mà đã 5 năm kể từ ngày thầy dạy tôi năm lớp 6. Tuy thời gian đã trôi qua đã 5
năm những tiếng thầy dạy trong tôi vẫn còn đọng mãi.
Những bài học lịch sữ : Đinh bộ lĩnh
chơi trò chơi đánh giặc trên cánh đồng lau. Những bài học công dân về đức tính
của con người bộc trực ngay thẳng; về tình bạn trong sáng giúp đỡ lẫn nhau vượt
qua khó khăn. Đến cùng nhau lên thăm nhà thầy giáo cũ ấy. Những bài học như ùa
về. Nhớ năm đó thầy dạy chúng tôi bộ môn công dân: nói về tình bạn trong sáng
và giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Thầy nói: “ Các em sinh ra trong thời bình,
các em phải biết sống có ích và giúp đỡ các bạn vượt qua khó khăn “. Và từ lời
nói ấy của thầy chúng tôi đã ý thức được những suy nghĩ và hành động của mình.
Tuy là học môn công dân nhưng thầy vẫn
kể cho chúng tôi biết những con người sống ở thời kì trước. Vào một tiết học
công dân, thầy có hỏi:
Em nào cho thầy biết được trước khi đất
nước giải phóng thì cuộc sống và tình người dành cho nhau như thế nào được
không?
Khi thầy hỏi câu hỏi ấy thì lớp học
rơi vào trầm mặc.
Bỗng một học sinh đứng dậy nói:
Thưa thầy, cuộc sống của con người
lúc đó tuy còn khó khăn, nhưng con người sống rất đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn
nhau, cùng vượt qua khó khăn.
Lúc đó thầy giáo mới đặt đôi kính của
mình xuống bàn và nói:
Đúng vậy, con người lúc đó tuy có cuộc
sống khó khăn nhưng biết giúp đỡ nhau. Vì vậy các em củng phải biết giúp đỡ bạn
vượt qua khó khăn nha.
Rồi sau đó vào bài học thầy kể cho lớp
tôi nghe một câu chuyện tại nơi thầy sống: Rằng lúc nhỏ thầy phải gánh nước, chẻ
củi, làm mọi công việc khổ cực, khi lớn lên thì những dấu vết ấy không thể nào
không lưu giữ ở trên người.
Câu chuyện tuy ngắn nhưng đã làm cho
cuộc sống chúng tôi thêm ý nghĩa và biết tôn trọng chúng.
Ngày hôm đó, chúng tôi cùng thầy ôn lại
những kĩ niệm cũ, những bài học hay vô cùng quý giá. Những lời nói đi vào lòng
người. kết thúc ngày hôm đó có người khóc, người buồn, có người tuy cười nhưng
tôi biết trong lòng họ rất buồn khi phải chia tay thầy.
Nếu muốn nói một lời, tôi sẽ nói: “ Cảm
ơn thầy, thầy ơi! “.
( HS: Trần Thị Thu Thảo )
Tấm Lòng Cô
Giáo Em
Tôi là một học sinh không ai dạy nổi.
Tất cả các giáo viên cũ từng dạy tôi đều nhận xét như vậy. Ngay cả bố mẹ tôi
cũng đã nhiều lần thở dài hay khóc chỉ vì có một đứa con như tôi, đau lòng vì
những việc tôi gây ra và mệt mỏi vì phải giải quyết những hậu quả của nó.
Tôi là một học sinh cá biệt. Tôi biết
điều đó, thế nhưng cái bản tính ham chơi và quậy phá cứ quấn lấy tôi vì thế tôi
cũng chẳng thể sữa chữa tính nết của mình.
Vào năm học mới năm nay, lớp tôi được
phân cho một cô giáo chủ nhiệm. Tên cô là Kim Anh, còn khá trẻ và vẻ mặt khá hiền
từ. Lúc mới nhìn thấy cô, tôi đã nghĩ có vẻ như năm nay sẻ khá buồn tẻ cho
mình. Thế nhưng chẳng phải vậy, Trông cô hiền thế thôi nhưng cô làm việc rất
nghiêm túc, mọi việc trong lớp cô đều trông coi chặc chẽ. Nhất là tôi – thành
phần cá biệt của lớp. Cô luôn quan tâm đến tôi, để ý mọi việc tôi làm trong lớp.
Cô biết tôi cúp tiết nào, học hành ra sao đồng thời củng biết tôi đã làm những
gì đối với lớp chúng tôi bị điểm kém. Ban đầu, tôi chẳng quan tâm cô đã làm những
gì. Thế nhưng ngày qua ngày tôi thấy cô thật phiền phức và trỏ nên rất ghét cô.
Những lúc, cô mời tôi lên để gặp mặt riêng tôi tỏ ra rất không hợp tác. Rồi
cũng có ngày cô buồn bã hỏi tôi :
Cô biết bản tính em thích ham chơi.
Thế nhưng em có từng nghĩ cho bố mẹ em, nghĩ cho cô. Chúng tôi đều rất buồn và
đâu lòng. Hãy vì chúng tôi mà cố gắn một chút không được sao?.
Tôi đã nghĩ về điều cô nói. Thế nhưng
ngày hôm sau tôi lại quẳn chúng đi rồi lại tiếp tục đi chơi, quậy phá. Một ngày
nọ, Tôi học thể dục trên sân trường. Trong lúc chơi bóng tôi đã vô tình bị
thương ở chân. Lúc cô biết chuyện cô đã rất giận, không phải giận tôi mà là giận
thầy thể dục. Cô đã bão thầy tại sao lại không trông chừng tôi, để tôi bị
thương chảy máu nhiều như vậy ?. Cô đã ân cần băng vết thương cho tôi, lúc đó
tôi đã cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Tôi xem có như một người thân quan
trọng. Tôi cũng đã nghĩ về những điều cô từng nói với tôi . Tôi phải cố gắn
hơn. Vì mình, vì cha mẹ và vì cô. Từ ngày đó, Tôi cũng đã tập thay đổi bản tính
của mình củng chăm chỉ học tập hơn.
Thời gian trôi qua tôi đã thay đổi
nhiều, mặc dù không phải là giỏi nhất nhưng tôi đã thấy mình giỏi hơn, tốt hơn.
Chính tình yêu thương của cô đã giúp tôi thay đổi.
Cảm ơn cô! Em sẽ mãi yêu quý và trân
trọng cô.
( HS: Võ Thị Mỹ Huyền )
Người thầy
kính mến
Chắc cũng có rất nhiều người đã mang
trong mình một kĩ niệm đáng nhớ. Và tôi cũng vậy, kỉ niệm ngày ấy vẫn ở trong
tôi mãi mãi. Đó là kỉ niệm về một người thầy mà tôi đã yêu quý, kính trọng biết
chừng nào.
Ngày ấy, ngày ,mà tôi chuẩn bị kết
thúc năm học cuối cấp 2. Thầy Trần Từ Hiếu là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Trước
sự ngỡ ngàng của cả lớp về thầy và thầy cũng rất lo lắng khi nhận chủ nhiệm lớp
nổi tiếng là ngỗ nghịch trong trường. những ngày đầu bọn con gái vẫn phá rối
trong khi thầy đã nhắc nhở nhiều lần trong mỗi tiết sinh hoạt lớp. Tôi là lớp
trưởng nên phải quản lí lớp nghiêm túc đưa lớp đi lên vậy mà tôi lại bao che
cho một số bạn nữ. Tôi biết thầy vẫn biết nhưng không nói ra. Tình cờ vào tiết
sinh hoạt lớp ấy thầy tuyên bố: “ Ban giám hiệu trường nói lớp mình sẽ ra hội đồng
kĩ luật 3 bạn “. Mới nghe tới đó, cả lớp tôi đã “ ồ “ lên rất lớn vang lên khắp
phòng. Thầy nói tiếp: Đó là 3 em thủy, huyên, liên và đề nghị lớp trưởng viết một
biên bản nói hết những vi pham của 3 bạn đó “. Tôi lúng túng và đáp lại với thầy
với một giọng nói run run: “ Thưa thầy… viết biên bản viết sao đây thầy? Các bạn
ấy đã vi phạm những lỗi gì ạ?
Thầy trả lời:
_ “ Chứ em là lớp trưởng sao lại hỏi
thầy, Em đã theo dõi các bạn trong lớp thì em phải biết các bạn nào vi phạm nội
quy nhà trường chứ! “.
Tôi run sợ đáp:
_” Em đã không làm tốt với nhiệm vụ của
mình, đã bao che cho các bạn. Em xin lỗi thầy nhiều”. Không biết lúc đó, sao
tôi lại nói vậy, nước mắt rơi trên khuôn mặt làm tôi xấu hổ trước các bạn và thầy.
Cả lớp im lặng tự nhiên có một tiếng nói: “Thưa thầy… thầy hãy tha lỗi cho bạn
Thụ đi thầy. Thưa thầy em biết bạn ấy sai nhưng thầy hãy cho bạn ấy một cơ hội
sửa sai”. Khi nghe xong câu nói ấy của bạn Trung . Thầy cất tiếng lên:
_ “Thầy biết hết nhưng thầy không có
nói ra thôi , thầy xem thử bạn thụ có sửa lại không nhưng thầy không thấy,
nhưng bạn thụ đã tự nói ra lỗi của mình nên thầy bỏ qua”. Cả lớp tôi vỗ tay
trong sự vui vẻ khi thầy đã bỏ qua. Tôi nín khóc và cười thật tươi. Sau đó, thầy
đã đọc những khuyết điểm của 3 bạn cho tôi viết. Tôi tự hứa với bản thân mình
phải nghiêm khắc hơn nữa, không được lơ là trong việc theo dõi các bạn. Kể từ
đó, các bạn cũng biết tôi nghiêm khắc hơn nên đã ít vi phạm và lớp tôi không
còn quậy như trước nữa. Tôi đã trở thành một lớp trưởng gương mẫu và được rất
nhiều thầy cô và bạn mè yêu mến. Cả lớp tôi ngày càng quý trọng và yêu mến thầy
Hiếu hơn. Thầy là một người bao dung, tuy nghiêm khắc, tuy hung dữ, nhưng đó là
vì lớp tôi quậy mà thôi. Giờ đây tuy mỗi thành viên trong lớp đã tan rã mỗi đứa
một nơi nhưng vẫn liên lạc vào dịp 20 tháng 11 hay tết. chúng tôi đều tập trung
cả lớp để đi thăm thầy và tình cảm của chúng tôi và thầy ngày càng sâu đậm hơn.
Cũng gần đến ngày “Nhà giáo Việt nam”. Em chúc thầy luôn khỏe mạnh, thành công
trên con đường dạy học. Chúng em nhớ thầy nhiều lắm.
Tuy đó là lỗi lầm trong quá khứ,
nhưng tôi sẽ nhớ mãi . Coi đó là bài học của mình và tự hứa sẻ không vi phạm nữa.
Biết ơn thầy nhiều lắm ạ!.
(HS:
Đặng Đình Khánh )
Mái trường và người thầy
Sau ba năm tôi mới có dịp trở lại ngôi trường
cấp 2 mà tôi đã từng học. Mọi thứ dường như không thay đổi, chỉ có những cái
cây và phòng học, những bức tường già theo năm tháng. Tiếng dạy của giáo viên,
tiếng phát biểu bài của học sinh và cả tiếng trống trường vang dội cả ngôi trường.
Hôm ấy tôi cùng đám bạn trở lại ngôi trường
, nơi mà đã mang cho chúng tôi bao kĩ niệm…. Tiếng trống trường vang lên báo hiệu
giờ ra chơi đã điểm.
Chúng tôi từ xa đã nhìn thấy người thầy
giáo mà ngày đó, ngày tôi mới bước chân vào ngôi trường THCS đã dạy cho tôi biết
cách hòa đồng, không phải tủi thân, thầy vẫn như ngày nào, vẫn tận tụy trên lớp,
vẫn gieo mần con chữ cho những thế hệ con cháu sau này. Đưa chúng tôi cũng như
thế hệ con cháu sau này đến gần với tương lai, ước mơ của mình hơn. Thầy dạy bộ
môn lịch sữ và công dân. Thầy truyền cho chúng tôi những bài học hay thú vị, để
chúng tôi có hứng thú với môn lịch sữ hơn.
Thầy về trường từ khi trường chỉ là một
trường nhỏ, không có phòng học, bàn ghế khang trang như bây giờ. Thầy đã gắn bó
với ngôi trường này đến bây giờ, khi trường đã đổi mới.
Là một giáo viên dạy sữ nên trong giờ học
thầy rất nghiêm khắc, dạy cho chúng học sinh phải biết vương lên, sống hết mình
vì tổ quốc. “ Dân ta phải biết sử ta “ đó là điều mà thầy luôn nhắc nhở chúng
tôi , là đân của một nước thì phải biết lịch sử của đất nước đó- “ lịch sử là một
cái gốc rễ của một quốc gia, dân tộc “.
Tuy đã lớn tuổi, đi ra trường đã lâu nhưng
những người học trò lớp cũ của thầy vẫn không thể nào quên được những lời dạy ấy.
Thầy
dạy cho chúng tôi phải biết nói lời hay lẽ phải, những lời nói tốt đẹp. Thầy
còn nói: “ mình là người có ăn, có học phải biết ăn nói lễ phép lịch sự “. Dạy
cho chúng tôi phải biết cư sử với mọi người, từ trẻ con đến người lớn, và phải
biết giúp đỡ họ những khi gặp khó khăn.
Những lời dạy trầm ấm, những lời khuyên
răng tận tình giúp chúng tôi nhận ra được triết lí trong cuộc sống. Và giờ đây
chúng tôi đã áp dụng những điều mình học vào cuộc sống một cách chân lí nhất.
Tôi muốn nói : “ Cảm ơn thầy! đã dạy cho
chúng tôi những bài học quý giá “.
( HS: Thu Thảo )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét